Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) 5a5801082dd14b7be82488c8
Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) 5a5801082dd14b7be82488c8
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tiêu đề của tôi Chào mừng mọi người đến với Diễn Đàn dành cho Fan Việt

Share | 

Rss  Add to Digg Add to Technorati Add to Delicious Add to Reddit Add to Yahoo Add to Google Add to Facebook Add to Twitter Add to FriendfeedAdd to Stumbleupon Add to Blinklist Add to Live Add to Slashdot Buzz Up  Gửi thông tin này vào Tagvn
 

 Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : 1, 2  Next
Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) Icon_minitimeWed Jun 22, 2011 6:00 pm

NGUYENTHINHUY
NGUYENTHINHUY
Điều Hành Viên Chuyên Nghiệp

Điều Hành Viên Chuyên Nghiệp

https://yufeihong.forum-viet.com
Tổng số bài gửi : 1523
Số lần được thanks : 110
Birthday : 26/08/1993
Join date : 14/06/2010
Age : 30
Đến từ : DAN
Giới tính : Nữ

Bài gửiTiêu đề: Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234)

 
Gia Cát Lượng
Gia Cát Lượng (tiếng Hán: 诸葛亮; Phiên âm: Zhūge Liàng) (181–234) là vị quân sư và đại thần của nước Thục thời hậu Hán. Ông là một chính trị gia, nhà quân sự, học giả. Trong quân sự, ông đã tạo ra các chiến thuật như: Bát trận đồ (Hình vẽ tám trận), Liên nỏ (Nỏ Liên Châu, tên bắn ra liên tục), Mộc ngưu lưu mã (trâu gỗ ngựa máy ). Tương truyền ông còn là người chế ra đèn trời (Khổng Minh đăng) và món bánh bao. Gia Cát Lượng được biết tới nhiều qua tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa.

Tiểu sử
Gia Cát Lượng là người đất Dương Đô (nay thuộc tỉnh Sơn Đông) quận Lang Nha đời Thục Hán, sinh vào mùa Thu năm Tân Dậu (Tam Quốc), tự Khổng Minh, Gia Cát (諸葛) là một họ kép ít gặp. Ông mồ côi từ bé, thuở trẻ thường tự ví tài mình như Quản Trọng, Nhạc Nghị. Sau tị nạn sang Kinh Châu rồi đến ở đất Nam Dương thuộc vùng Long Trung, chỗ ở có trái núi Ngọa Long cương, nhân thế tự gọi là Ngọa Long tiên sinh, tự mình cày ruộng, thích làm ca từ theo khúc "Lương Phủ Ngâm".
Ông có 3 anh em, anh cả Gia Cát Cẩn làm quan bên Đông Ngô, em thứ là Gia Cát Quân không làm quan. Ông là người tài giỏi nhất nên người đời sau ví Lưu Bị được rồng trong số 3 người (Lưu, Tào, Tôn).
Tương truyền ông học giỏi một phần nhờ vợ là Hoàng Nguyệt Anh, một người rất xấu nhưng có tài năng, con gái của danh sĩ Hoàng Thừa Ngạn ở Nhữ Nam. Người đời mới có câu thơ:
Mạc học Khổng Minh trạch phụ
Chi đắc A Thừa xú nữ
Theo sách "Khổng Minh Gia Cát Lượng", chữ "Cát" trong họ Gia Cát của ông có nguồn gốc từ việc ông là dòng dõi của Cát Anh, một tướng theo Trần Thắng khởi nghĩa chống Tần. Cát Anh có công, bị Trần Thắng giết oan. Khi Hán Văn Đế lên ngôi đã sai người tìm dòng dõi Cát Anh và cấp đất Gia làm nơi ăn lộc. Một chi sau này lấy sang họ Gia Cát - ghép chữ "Cát" cũ và đất "Gia".

Sự nghiệp
Khi Lưu Bị ở Tân Dã, có đến Tư Mã Đức Tháo bàn việc thiên hạ. Tư Mã Đức Tháo có nói: "Bọn nho sinh đời nay chỉ là một phường tục sĩ, hạng tuấn kiệt chỉ có hai người, đó là Ngoạ Long và Phượng Sồ. Ngoạ Long tức Gia Cát Khổng Minh, Phượng Sồ tức Bàng Thống tự Sỹ Nguyên." Lưu Bị 3 lần thân đến Long Trung mời Khổng Minh ra giúp, tôn ông làm quân sư. Lúc bấy giờ là năm 208, Lưu Bị 47 tuổi, Gia Cát Lượng chỉ mới 27 tuổi.
Khổng Minh đã giúp Lưu Bị cùng với Tôn Quyền đánh bại Tào Tháo ở Xích Bích, lấy Kinh Châu, định hai Xuyên, dựng nước ở đất Thục, cùng với Ngụy ở phía bắc, Ngô ở phía đông làm thành thế chân vạc. Lưu Bị lên ngôi hoàng đế, Khổng Minh giữ chức Thừa tướng, một lòng khôi phục lại cơ nghiệp nhà Hán, phía đông hòa Tôn Quyền, phía nam bình Mạnh Hoạch.
Mùa hạ năm 221, vừa lên ngôi, Lưu Bị đã muốn lấy lại Kinh Châu và tháng 7 năm đó, để trả thù cho Quan Vũ nên Lưu Bị đã tuyến bố tuyệt giao với Đông Ngô, đem đại quân tiến đánh Tôn Quyền. Lưu Bị đánh Đông Ngô là vi phạm sách lược "liên Ngô chống Tào" của Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng biết đánh Ngô hại nhiều hơn lợi nhưng không can ngăn nổi Lưu Bị nên dẫn đến bi thảm Hào Đình, thất bại ở Tỷ Quy.
Lưu Bị trước khi chết đã uỷ thác việc nước cho Gia Cát Lượng, nói rằng: "Tài năng của ông cao hơn Tào Phi (con trai Tào Tháo, lúc này là vua nước Ngụy) gấp 10 lần, nhất định có thể làm cho nước nhà ổn định, hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước. Nếu như Lưu Thiện con tôi không làm được gì, mong ông giúp đỡ còn như nó bất tài thực sự, ông có thể thay nó". Lưu Bị còn để lại di chúc bắt Lưu Thiện phải kính nể Gia Cát Lượng như cha đẻ.
Nhà vua Lưu Thiện mới 17 tuổi không có tài, Gia Cát Lượng phải lo lắng toàn cục, chỉnh đốn nội bộ và chấn chỉnh lực lượng. Dưới sự cai trị của ông, nước Thục dần dần mạnh lên. Sau khi trừ bỏ được những lo lắng trong nước, Gia Cát Lượng đã đem quân xuống phía nam để bình định bọn nổi loạn. Gia Cát Lượng ra quan không lâu đã bắt sống được Mạnh Hoạch. Ví dụ nổi tiếng về việc Gia Cát Lượng "chiếm lòng người" chính là việc 7 lần bắt, 7 lần tha Mạnh Hoạch, cho đến khi Mạnh Hoạch thực sự chịu phục.
Gia Cát Lượng Bắc phạt cả thảy là 7 năm, phát động 4 lần đánh nhau. Mấy lần xuất quân đều chưa giành được thắng lợi hoàn toàn do Lý Nghiêm trễ nải cấp lương nên giả truyền thánh chỉ, 2 lần khác do Lưu Thiện nghe lời gièm pha mà nửa chừng hạ chiếu lui quân.
Tháng 8 năm 234, do khó nhọc mà Gia Cát Lượng sinh bệnh rồi mất, lúc bấy giờ ông mới 54 tuổi, được phong tặng là Trung Vũ Hầu người đời thường gọi là Gia Cát Vũ Hầu. Ông được chôn tại ngọn núi Định Quân ở vùng Hán Trung. Ông mất mà vẫn không trung hưng được nhà Hán, nước vẫn ở thế chân vạc chia ba. Ba mươi năm sau khi ông mất, Lưu Thiện đầu hàng nước Ngụy, nước Thục bị diệt vong.
Suốt hai đời vua là Lưu Bị và Lưu Thiện, mọi việc chính trị, quân sự và kinh tế ở Thục đều do một tay Khổng Minh chủ trương và thi hành. Ông giỏi về binh thư binh pháp, có tài về nội trị, ngoại giao, được xem là văn võ kiêm toàn, tài đức lưỡng bị... nên được hậu thế gọi là "vạn đại quân sư", coi là một tấm gương sáng cho muôn thuở.


Gia Cát hay Chư Cát?

Theo từ điển Hán Việt của Thiều Chửu và một số từ điển khác thì chữ 诸 (bính âm là zhū) thường được phiên là chư, vậy thì tên ông là Chư Cát Lượng (tiếng Hán: 诸葛亮; bính âm: Zhūgé Liàng)?
Tuy nhiên, nhiều từ điển Hán Việt ghi 2 cách đọc chư và gia, đồng thời ở mục họ 诸葛 (Zhūgé) thì chỉ phiên là Gia Cát.
nguồn: Wikipedia

Chữ Ký Của NGUYENTHINHUY


Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) Icon_minitimeWed Jun 22, 2011 6:05 pm

NGUYENTHINHUY
NGUYENTHINHUY
Điều Hành Viên Chuyên Nghiệp

Điều Hành Viên Chuyên Nghiệp

https://yufeihong.forum-viet.com
Tổng số bài gửi : 1523
Số lần được thanks : 110
Birthday : 26/08/1993
Join date : 14/06/2010
Age : 30
Đến từ : DAN
Giới tính : Nữ

Bài gửiTiêu đề: Gia Cát Lượng trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa

 
Gia Cát Lượng trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa

Lưu Bị tam cố thảo lư (Lưu Bị 3 lần đến lều cỏ)
Lưu Bị sau nhiều năm bôn ba vất vả vẫn không có nổi một mảnh đất cắm dùi phải nương nhờ Lưu Biểu tại Kinh Châu. Nhưng ở đó không được bao lâu thì ông bị hai người em vợ của Lưu Biểu là Sái Trung, Sái Mạo li gián. Lưu Biểu sinh nghi nhiều lần định giết. Lưu Bị đành xin ở lại Tân Dã chiêu binh mãi mã chờ đợi thời cơ. Một hôm Lưu Bị buồn bã đi dạo quanh thành Kinh Châu thì nghe được tiếng hát, lời lẽ bài hát khẳng khái, anh hùng. Ông hỏi ra thì là Nguyên Trực, Nguyên Trực trở thành quân sư cho Lưu Bị. Cùng năm đó, Tào Tháo sau khi tiêu diệt Viên Thiệu ổn định phương Bắc, Tào Tháo sai các tướng Đồng Nhân, Lý Điển, Lý Quán dẫn quân tiến đánh Kinh Châu thực chất là để tiêu diệt lực lượng của Lưu Bị. Nhờ sự giúp đỡ của Nguyên Trực, Lưu Bị đánh bại quân Tào.Lưu Bị nhận ra được sự cần thiết của các mưu sĩ trong việc tạo nghiệp chính điều đó đã thay đổi hoàn toàn chiến cuộc của Lưu Bị sau này. Tào Tháo bực tức muốn lôi kéo nhân tài khỏi Lưu Bị nên ra lệnh cho mẹ Nguyên Trực viết thư triệu về Hứa Đô. Nguyên Trực đau khổ từ giã Lưu Bị trước khi ra đi tiến cử Gia Cát Lượng hiện đang ở tại núi Ngọa Long. Thời đó bậc danh sĩ Kinh Châu lan truyền một câu:" Ngọa Long, Phụng Sồ hai người được một sẽ có thiên hạ!". Lưu Bị liền tới Ngọa Long Cương tham bái nhưng hai lần đầu không gặp mãi đến lần thứ ba mới gặp được nên mới có câu "Lưu Bị tam cố thảo lư". Lưu Bị được Lượng nói kế sách định quốc an bang vô cùng kính phục, muốn mời Gia Cát Lượng xuống núi mưu tính đại sự. Gia Cát Lượng thấy Lưu Bị thật lòng cầu xin nên ông chấp nhận làm quân sư cho Lưu Bị, năm đó Gia Cát Lượng mới có hai mươi bảy tuổi chính thức bước vào vũ đài chính trị.

Trận Đồi Bác Vọng
Sau khi Gia Cát Lượng làm quân sư cho Lưu Bị đã góp nhiều công sức xây dựng binh mã tại Tân Dã khiến cho tiếng đồn xa xa. Tào Tháo nghe được tin, lo lắng lực lượng của Lưu Bị sẽ lớn mạnh khó lòng tiêu diệt lại nghe có Khổng Minh đa mưu túc trí giúp sức. Có lần Tào Tháo hỏi Nguyên Trực: - "Khổng Minh so với tiên sinh thì thế nào?" Nguyên Trực cười lớn rồi đáp: - "So với Khổng Minh thì tôi chỉ là con đom đóm le lói trong đêm còn Lượng là ánh nhật nguyệt hào quang." Hạ Hầu Đôn tức giận nguyện mang 10 vạn binh mã tiêu diệt Lưu Bị bắt sống Lưu Bị. Tào Tháo đồng ý. Nghe tin Hạ Hầu Đôn kéo tới, Lưu Bị lo lắng, hai anh em Quan, Trương hỏi: - "Sao đại ca không dùng "nước" của mình đi?" Khổng Minh tới nói: - "Chúa công có bao nhiêu can đảm, Lượng tôi có bấy nhiêu kế sách." Lưu Bị nghe xong tin tưởng, liền trao ngọc ấn và kiếm cho Khổng Minh. Khổng Minh cho quân mai phục chuẩn bị mọi thứ để tiêu diệt quân Tào tại Bác Vọng. Ông cho Triệu Tử Long và Lưu Bị dụ địch. Hạ Hầu Đôn gần tới đồi Bác Vọng thì thấy Lưu Bị ra đánh rồi rút lui vào thung lũng, cho rằng dù có mai phục thì cũng chỉ nhiêu đó thôi nên Hạ Hầu Đôn ra lệnh toàn binh tiến vào Bác Vọng. Lại nói Bác Vọng là khu thung lũng eo hẹp hai bên có rừng cây và núi đồi, cả 10 vạn đại quân đuổi theo Lưu Bị chèn ép nhau tiến lên. Hạ Hầu Đôn bắt đầu nghi ngờ thì rừng tên lửa bắn xuống mịt mù, cây cối hai bên đường cháy to, quân Tào hoảng loạn dẫm đạp lên nhau mà chạy, lương thực toàn bộ bị cháy, các tướng sĩ của Lưu Bị quay lại truy sát. Toàn bộ Tào quân bị tiêu diệt, tướng Hạ Hầu Đôn chạy thoát. Lưu Bị chiến thắng hoàn toàn chỉ trong 1 trận, từ đó uy tín của Khổng Minh lại càng được nể trọng. Lưu Bị vẫn thường nói với mọi người "Ta được Khổng Minh như cá được nước " quả thật không sai.

Trận Tân Dã
Sau khi thất bại ở trận Đồi Bác Vọng, Tào Tháo dẫn đại quân đến Kinh Châu. Lưu Tôn và mẹ là Sái thị dâng Kinh Châu cho Tào Tháo. Tào Tháo chiếm được Kinh Châu, đem quân đến Tân Dã truy kích Lưu Bị. Khổng Minh bèn lập kế mai phục quân Tào. Ông sai Quan Vũ dẫn 1000 binh đi mai phục phía bờ sông Bạch Hà, quân lính mỗi người mang sẵn một bao cát đợi khi nghe tiếng ngựa hí thì ngăn nước sông xả nước cho nước cuốn chảy xuống. Ông lại sai Trương Phi mai phục ở Bác Lăng và dặn thấy quân Tào băng qua thì xông ra mà đánh. Cuối cùng ông sai Triệu Vân chia quân ba mặt Ðông, Tây, Nam, chừa phía Bắc cho quân Tào chạy, thấy có hiệu lửa thì xông ra mặt Bắc mà đánh đồng thời lệnh cho quân lính mang đồ dẫn lửa để sẵn trong nhà dân sau khi mọi người đã chạy đến Phàn Thành. Sau đó, quân Tào do Tào Nhân, Tào Hồng, Hứa Chử kéo đến. Hứa Chử dẫn quân vào rừng gặp Lưu Bị, Khổng Minh, định lên bắt nhưng bị gỗ, đá cản lại. Còn Tào Nhân, Tào Hồng thẳng tiến đến thành Tân Dã, thấy cửa thành mở rộng bèn dẫn quân vào thành thì thấy đây chỉ là tòa thành trống. Lúc ấy quân Tào tất cả đều mỏi mệt nên nấu cơm ăn để nghỉ ngơi. Bỗng đêm đó, có tin báo lửa cháy, Tào Nhân đang trấn an quân sĩ thì lại có tin báo lửa cháy khắp cả thành. Tào Nhân thất kinh chạy ra thì thấy cả vùng lửa cháy ngút trời. Quân Tào thi nhau chạy trốn, chết không biết bao nhiêu. Tào Nhân, Tào Hồng đang tìm đường thoát thân thì gặp quân của Triệu Vân ùa ra đánh giết, đang lúc nguy cấp thì quân dọ thám cho hay phía Bắc không có lửa nên quân Tào đổ ùa sang phía Bắc mà chạy. Tào Nhân chạy được một khoảng, kiểm điểm lại binh mã thấy hao hơn phân nửa. Quân Tào chạy một lúc nữa lại có con sông chặn trước mặt, nhưng nước cạn nên quân Tào không lo nữa, dẫn quân qua sông. Quan Vũ phục ở mé trên, thấy quân Tào đã tới, bèn cho quân xả nước xuống, nước chảy xuống như thác vỡ bờ cuốn trôi quân Tào vô số. Tào Nhân, Tào Hồng dẫn tàn binh trốn chạy, bỗng đâu gặp Trương Phi, may nhờ có Hứa Chử đến cứu. Sau đó Lưu Bị, Khổng Minh và các tướng thẳng tới Phàn Thành còn Tào Nhân dẫn đám bại binh về ra mắt Tào Tháo xin chịu tội. Tào Tháo tức giận Khổng Minh lắm, kéo đại binh tới ngay Tân Dã để báo thù, tạo nên trận Trường Bản sau này. Người đời sau có thơ khen trận Tân Dã: " Phong Bá ra oai Tân Dã huyện, Chúc Dung bay xuống Diễm Ma thiên"

Trận Xích Bích và việc đoạt 10 vạn mũi tên của Tào Tháo
Trong trận Xích Bích, Khổng Minh đến Giang Đông giúp đỡ đại đô đốc của Đông Ngô là Chu Du chống Tào Tháo. Chu Du từ lâu biết Khổng Minh là "thiên hạ kỳ tài", để người như vậy sống về sau sẽ là họa cho Đông Ngô nên muốn tìm cách hại ông. Đầu tiên Chu Du sai Khổng Minh dẫn quân đi cướp trại Tào Tháo nhưng ông đã khéo léo từ chối. Sau đó, Chu Du sai Khổng Minh trong 10 ngày làm 10 vạn mũi tên nhưng cố tình dặn thợ tên làm chậm nhằm hại Khổng Minh. Nhưng Khổng Minh hẹn trong 3 ngày sẽ làm xong. Chu Du mừng quá bảo Khổng Minh viết tờ quân lệnh. Khổng Minh bèn đến tìm Lỗ Túc là mưu sĩ của Đông Ngô mượn hai mươi chiếc thuyền, mỗi chiếc có chừng ba mươi quân sĩ, trên thuyền dùng vải xanh làm màn che xung quanh, lại bó cỏ với rơm cho nhiều. Lỗ Túc nhận lời nhưng không hiểu Khổng Minh làm gì. 2 ngày đầu Khổng Minh không làm gì cả. Đến ngày thứ ba, vào đầu canh tư, Khổng Minh bỗng bí mật cho mời Lỗ Túc đến uống rượu rồi lại sai người lấy dây chạc dài, buộc hai mươi chiếc thuyền liền lại với nhau, rồi bảo quân nhắm bờ phía Bắc thẳng tới. Hôm ấy, sương mù rất nhiều. Đến đầu canh năm, Khổng Minh tiến sát đến thủy trại của Tào Tháo, Khổng Minh sai thủy thủ dàn ngang đoàn thuyền ra rồi đánh trống vang trời, hò reo ầm ĩ. Sai Mão và Trương Doãn thấy sương mù dày đặc sợ có phục binh nên hạ lệnh cho quân sĩ bắn tên loạn xạ vào quân Khổng Minh. Đợi đến gần sáng, Khổng Minh dẫn quân trở về, 20 chiếc thuyền cắm đầy tên của quân Tào, tính ra hơn 10 vạn. Chu Du trông thấy vô cùng kinh hãi, tự thấy tài kém Khổng Minh rất nhiều.

Khổng Minh cầu gió Đông giúp Chu Du
Chu Du chờ hoài không thấy gió đông nên lâm bệnh nặng. Khổng Minh bảo Lỗ Túc có cách chữa bệnh cho Chu Du. Lỗ Túc dẫn Khổng Minh vào gặp Chu Du. Khổng Minh đưa Chu Du 4 câu thơ: "Muốn đánh Tào quân, Phải dùng hỏa công, Mọi sự đều có, Chỉ thiếu gió Ðông." Chu Du thất kinh hỏi cách. Khổng Minh bảo Chu Du hãy truyền xây ngay một đài thất tinh ở chân núi Nam Bình, cao bảy trượng, chia ba tầng, có hai trăm quân cầm cờ, ông sẽ cầu gió Đông luôn ba ngày ba đêm để giúp Chu Du. Lập tức Chu Du sai cất đài như lời Khổng Minh dặn, xong rồi giao cho Khổng Minh hai trăm quân sĩ cầm cờ quay theo các phương hướng. Chính giữa có cái đàn để Khổng Minh lên cầu gió . Ngày Giáp Tí, Khổng Minh tắm gội sạch sẽ, mặc áo đạo sĩ, đi chân không lên đàn, lại dặn Lỗ Túc về giúp Chu Du việc binh. Sau đó Khổng Minh truyền: "Đạo trường trang nghiêm, pháp linh như núi, các tướng sĩ không được rời khỏi quân vị, không được to nhỏ nói chuyện, không được mở miệng nói bậy, không được giật mình ngạc nhiên, không được tâm sanh tạc điểm, ai trái lệnh bị chém". Rồi Khổng Minh lên đàn thắp nhang, làm phép cầu ba lần, vẫn chưa có gió. Đến canh hai, gió Đông nam thổi tới rất mạnh, quân Ngô nhân cơ hội đó châm lửa phóng hỏa đốt sạch chiến thuyền quân Ngụy. Chu Du vừa mừng vừa sợ bèn sai Ðinh Phụng, Từ Thịnh đi ngay tới núi Nam Bình để lấy đầu Khổng Minh nhưng tới nơi thì Khổng Minh đã được Triệu Vân cứu thoát. Thực chất, khi Lưu Bị được Chu Du mời sang Đông Ngô để ám sát nhưng không thành, trước khi về có ghé thăm Khổng Minh. Lúc đó, Gia Cát Lượng đã lượng trước được tình hình nên nhờ Lưu Bị bảo Triệu Vân đưa 1 chiếc thuyền đợi sẵn ở chân núi Nam Bình, sau khi cầu được gió Đông xong sẽ trở về ngay, không được trễ. Việc lập đài cầu gió Đông Nam chẳng qua chỉ là hành động phụ thêm của Không Minh nhằm qua mắt Công Cẩn, tiện thoát thân. Qua đó có thể thấy được sự tinh thông thiên văn, thời tiết...của Gia Cát Lượng. Nhờ "gió Đông nam của Khổng Minh" mà quân Ngô đại thắng quân Ngụy, Chu Du không bị nỗi nhục mất nước, mất vợ nên về sau thi sĩ đời Đường Đỗ Phủ có 2 câu thơ: "Gió Đông nếu chẳng vì Công Cẩn / Đồng Tước đêm xuân khóa Nhị Kiều".

Kinh Châu
Gia Cát Lượng ra Tây Xuyên dùng mẹo bắt Trương Nhiệm
Sau khi Bàng Thống mất, Lưu Bị mời Khổng Minh ra Tây Xuyên để đánh chiếm Ích Châu. Khổng Minh giao Kinh Châu lại cho Quan Vũ rồi cùng Trương Phi, Triệu Vân vào Tây Xuyên. Khổng Minh muốn chiếm Lạc thành nhưng ngại Trương Nhiệm là người đã giết Bàng Thống nên tìm kế bắt Trương Nhiệm. Ông xem xét địa hình rồi sai Ngụy Diên đem quân phục ở phía đông cầu Kim Nhạn, cầm trường thương phục bên tả hễ địch chạy qua thì cứ nhằm tướng cưỡi ngựa mà đâm, Hoàng Trung dẫn quân phục phía hữu chỉ dùng đao chém chân ngựa, Trương Nhiệm sẽ chạy qua đường nhỏ phía Ðông. Trương Phi phục sẵn quân nơi đây mà bắt còn Triệu Vân thì chờ Trương Nhiệm chạy qua cầu Kim Nhạn thì chặt gẫy ngay cầu ấy. Phân công xong, Khổng Minh đích thân đi dụ địch. Trương Nhiệm dẫn Trác Ung ra trận, gặp Khổng Minh liền dẫn quân ra đánh, Khổng Minh bỏ xe lên ngựa chạy qua cầu. Trương Nhiệm đuổi theo một quãng thì gặp Huyền Ðức và Nghiêm Nhan đổ ra chặn đánh. Nhiệm toan quay về thì cầu đã bị chặt gẫy. Nhìn bờ phía Bắc thì Triệu Vân chận, liền chạy vào đường nhỏ thì gặp quân phục của Ngụy Diên, Hoàng Trung. Trương Nhiệm chỉ còn vài chục kỵ binh theo sau chạy vội vào đường núi thì Trương Phi hiện ra, quát một tiếng như sấm, Nhiệm luống cuống thì bị các bộ tướng của Phi xông lại bắt sống. Trương Nhiệm bị bắt giải tới gặp Lưu Bị và Khổng Minh nhưng không chịu hàng nên bị Khổng Minh sai đem ra chém. Chiếm được Lạc Thành, Lưu Bị sau chiếm luôn Ích Châu.
Mạnh Hoạch (孟獲) là một nhà quý tộc, người đứng đầu Nam Man nằm ở Nam Trung, phía nam của Thục Hán, thuộc khu vực ngày nay là Vân Nam, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Theo Tam Quốc Diễn nghĩa, Mạnh Hoạch đứng đầu các bộ lạc Nam Man và thường xuyên quấy nhiễu và Gia Cát Lượng đã đích thân dẫn quân đến thu phục Mạnh Hoạch. Theo Tam Quốc Diễn nghĩa thì Gia Cát Lượng đã 7 lần bắt được Mạnh Hoạch và tha với mục đích thu phục nhân tâm các bộ lạc khu vực này. Mạnh Hoạch sau đó thề trung thành với Thục Hán. Theo chính sử[cần dẫn nguồn] thì Mạnh Hoạch không phải là người thuộc các bộ lạc Nam Man mà là người Hán.
Cũng trong tiểu thuyết, Mạnh Hoạch có vợ là Chúc Dong. Cô này tự nhận mình là con cháu của thần lửa


Thu phục Khương Duy

Dùng Không thành kế đuổi Tư Mã Ý
Gia Cát Lượng về thành thu thập lương thảo. Nhưng chẳng mang theo nhiều quân. Tư Mã Ý đuổi đến nơi, Ông không những không triển khai quân đối phó mà còn mở cổng thành, có ý mời quan quân Tư Mã Ý vào thành. Còn mình thì ngồi trên thành, gẩy đàn rất bình thản. Tư Mã Ý đến nơi, thấy vây liền sinh nghi, không dám tiến vào thành vì sợ trong thành có bẫy. Tư Mã Ý nghe tiếng đàn của Gia Cát Lượng, thấy được sự bình thản trong con người ông, càng thêm lo sợ. Tư Mã Ý còn nói: "hiểu được tiếng đàn của Gia Cát Lượng thật là 1 diễm phúc của ta". Đột nhiên, dây đàn đứt, Gia Cát Lượng vô cùng lo sợ, nhưng Tư Mã Ý thì lại cho là có biến, liền lập tức ra lệnh lui quân. Gia Cát Lượng cũng vã mồ hôi vì lo lắng. Sau đó lập tức ra lệnh cho mọi người chuyển gấp lương thảo về Hán Trung, ông nói Tư Mã Ý nhất định sẽ quay lại. Và quả thật, Tư Mã Ý đã quay lại, lên thành, thấy chỉ còn chiếc đàn đã đứt dây, vừa cảm thấy tức, vừa thêm nể phục tài năng của Gia Cát Lượng.

Gia Cát Lượng bệnh mất ở Ngũ Trượng Nguyên và dùng kế giết Ngụy Diên
Khổng Minh sau khi thất bại trong việc tiêu diệt 2 cha con Tư Mã Ý ở Thượng Phương cốc cộng với thất bại của quân Đông Ngô nên ông lâm trọng bệnh ngất xỉu. Khi ông tỉnh dậy bảo Khương Duy ông không sống được lâu nữa, Khương Duy nghe vậy thất kinh, rồi khuyên ông dùng phép cầu thọ. Khổng Minh bèn bày đủ lễ vật, trên mặt đất thắp bảy ngọn đèn to, dưới thắp bốn mươi chín ngọn đèn nhỏ, phía trong để một cái đèn bổn mạng rồi cầu trời đất cho ông sống thêm 1 kỷ nữa để phục hưng nhà Hán. 7 ngày sau ông thấy ngọn đèn bổn mạng vẫn sáng thì cả mừng bỗng nghe bên ngoài có tiếng la ó thì thấy Ngụy Diên chạy vào báo có binh Ngụy kéo đến, chẳng may Ngụy Diên lật đật làm đổ ngọn đèn chủ tắt đi. Khổng Minh bèn quăng gươm xuống đất mà than: "sống chết có mạng không sao cầu được". Khương Duy tức giận muốn chém Ngụy Diên nhưng Khổng Minh ngăn lại. Sau đó, Khổng Minh gọi Khương Duy lại truyền thụ 24 thiên binh thư do ông viết ra, dặn dò các tướng cẩn thận, viết di thư cho Hậu chúa Lưu Thiện rồi bày kế cho Dương Nghi khi ông chết đừng phát tang, hãy làm một cái hộp lớn, để ta ngồi trong, lấy bảy hạt gạo bỏ vào miệng ta, dưới chân để một ngọn đèn thật sáng, ba quân không được khóc lóc thì tướng tinh của ông sẽ không rớt làm cho Tư Mã Ý sẽ nghi sợ rồi cho hậu quân lui trước rồi cứ từng dinh mà rút dần. Nếu Tư Mã Ý dẫn quân đến thì đẩy xe có tượng gỗ của ông ra thì Tư Mã Ý thấy vậy tất sợ mà chạy. Lát sau, thượng thư Lý Phúc vào hỏi chuyện triều đình, Khổng Minh dặn dò nửa chừng thì qua đời, hưởng thọ 54 tuổi, bấy giờ là năm Kiến Hưng 12 ( 234).
Sau khi Khổng Minh mất, Ngụy Diên quả nhiên làm phản nhưng Khổng Minh đã tiên đoán trước nên bày kế cho Mã Đại chém chết Ngụy Diên. Quân Thục trở về Thành Đô, Hậu chúa Lưu Thiện cho mai táng Khổng Minh tại núi Ðịnh Quân như ý nguyện của ông rồi phong hàm ân cho Khổng Minh làm Trung Vũ Hầu, lập miếu nơi Miêu Dương. Con trai Khổng Minh là Gia Cát Chiêm thủ hiếu cư tang.

Chữ Ký Của NGUYENTHINHUY


Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) Icon_minitimeWed Jun 22, 2011 6:08 pm

NGUYENTHINHUY
NGUYENTHINHUY
Điều Hành Viên Chuyên Nghiệp

Điều Hành Viên Chuyên Nghiệp

https://yufeihong.forum-viet.com
Tổng số bài gửi : 1523
Số lần được thanks : 110
Birthday : 26/08/1993
Join date : 14/06/2010
Age : 30
Đến từ : DAN
Giới tính : Nữ

Bài gửiTiêu đề: 6 sai lầm chiến lược của Khổng Minh

 
6 sai lầm chiến lược của Khổng Minh

Không ai phủ nhận tài năng kiệt xuất của Gia Cát Khổng Minh về chính trị - ngoại giao, nhưng việc dùng binh của ông có đến mức thần thánh như chúng ta vẫn nghĩ?

Chỉ cần đọc “Tam quốc diễn nghĩa” - cuốn sách ca ngợi Gia Cát Lượng hết lời - cũng có thể tìm ra nhưng sai lầm lớn của ông trong lĩnh vực quân sự suốt quãng đời giúp nhà Thục.

Sai lầm 1: Thất thủ Kinh Châu

Năm 219, Quan Vũ lúc bấy giờ trấn thủ Kinh Châu đã đem quân tấn công quân Tào Tháo và chém Bàng Đức, nhưng lại mất cảnh giác với quân của Tôn Quyền mà không để ý rằng Tôn Quyền đang có âm mưu lấy lại Kinh Châu. Kết quả Kinh Châu bị mất và Quan Vũ, Quan Bình (con Quan Vũ) đã bị chết.

Đối với việc này, Quan Vũ chịu trách nhiệm trực tiếp, nhưng Gia Cát Lượng không chỉ đạo cặn kẽ cho Quan Vũ nên gây sai lầm lớn. Ông chưa nhận thức đủ nhược điểm của Quan Vũ là người nóng tính nên đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Tin tức Kinh Châu thất bại báo về, cả Lưu Bị và Gia Cát Lượng hối hận nhưng không kịp.

Sai lầm 2: Thất bại bi thảm Hồ Đình, Tỷ Quy

Thất bại thứ hai là thất bại Hồ Đình vào năm 222. Mùa hạ năm 221, vừa lên ngôi Lưu Bị đã muốn lấy lại Kinh Châu và năm đó, mượn danh nghĩa trả thù cho Quan Vũ nên đã tuyên bố tuyệt giao với Đông Ngô, đem đại quân tiến đánh Tôn Quyền.

Lưu Bị đánh Đông Ngô là vi phạm sách lược “liên Ngô chống Tào” của Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng biết rõ đánh Ngô hại nhiều hơn lợi, nhưng không can ngăn nổi Lưu Bị, nên dẫn đến thất bại bi thảm Hồ Đình, Tỷ Quy.

Sai lầm 3: Không theo kế của Nguỵ Diên chiếm Trường An

Khi Khổng Minh ra Kì Sơn lần thứ nhất, Nguỵ Diên đã hiến một kế cực hay: đi theo hang Tý Ngọ chỉ một trận là chiếm được toàn bộ Tây Trường An (Hạ Hầu Mậu trấn giữ vốn là tướng Ngụy vô mưu). Nhưng Gia Cát Lượng nhất quyết không nghe. Nếu thực hiện theo kế Ngụy Diên, theo nhiều nhà quân sự, có thể cục diện Tam Quốc sẽ thay đổi lớn theo hướng có lợi cho nhà Thục.

Nói về chuyện đối xử với Ngụy Diên, Gia Cát Lượng cũng chứng tỏ sự đố kỵ của mình. Các nhà phân tích cho rằng: Ngụy Diên làm phản, chính vì Gia Cát Lượng gieo vào lòng ông tư tưởng phản trắc mà thôi.

Vừa mới gặp Ngụy Diên, Gia Cát Lượng đã thét quân chém đầu vì lý do: thuộc hạ mà phản chủ (trong khi đó, Gia Cát Lượng cũng thu nạp biết bao hàng tướng với lý do: từ bỏ chỗ tối về với chỗ sáng).

Rồi sau đó Gia Cát Lượng liên tiếp trù dập Ngụy Diên. Ra quân thì chuyên cho Diên làm tiên phong, nhưng dâng kế nào cũng không nghe. Như vậy thì làm sao Ngụy Diên - một tướng tài - có thể đội trời chung với Gia Cát Lượng?!

Sai lầm 4: Làm mất Nhai Đình

Nhai Đình là yết hầu của Hán Trung. Hán Trung là địa bàn chiến lược của nước Thục. Gia Cát Lượng hiểu rất rõ tầm quan trọng của Nhai Đình, nên khi cử Mã Tốc trấn giữ, đã bắt ông này phải viết bản quân lệnh, nếu để mất là phải chém đầu.

Sự cẩn thận này không thừa, nhưng điều đó phỏng có ích gì khi Gia Cát Lượng đã nhìn người không đúng. Trước khi chết, Lưu Bị từng dặn Khổng Minh rằng: “Mã Tốc là kẻ lẻo mép, không có thực tài, quyết không được trọng dụng”. Vậy nhưng Gia Cát Lượng không nghe, vẫn trao yết hầu vào tay kẻ chỉ biết cúc cung tận tuỵ với mình, mà không có thực tài.

Sai lầm 5: Tự làm suy yếu đất nước

Với tham vọng lớn thống nhất Trung Nguyên, Gia Cát Lượng 6 lần ra Kỳ Sơn đều thất bại, do nguyên nhân lương thảo không đầy đủ, hoặc sức của địch quá mạnh, hoặc nội tình nước Thục mâu thuẫn mà nửa chừng lui quân. Việc đánh nhau liên miên, không tích trữ được quân lương, của cải, khiến đất nước suy kiệt nhanh chóng và lòng dân ai oán.

Sai lầm 6: Phò tá kẻ bất tài hoang dâm vô độ

Lưu Bị trước khi chết đã uỷ thác việc nước cho Gia Cát Lượng, nói rằng: “Tài năng của ông cao hơn Tào Tháo gấp 10 lần, nhất định có thể làm cho nước nhà ổn định, hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước. Nếu như con tôi không làm được gì, mong ông giúp đỡ, còn như nó bất tài thực sự, ông có thể thay nó”. Lưu Bị còn để lại di chúc bắt Lưu Thiện phải kính nể Gia Cát Lượng như cha đẻ.

Lưu Thiện nối ngôi Thục đế mới 17 tuổi không có tài, Gia Cát Lượng phải lo lắng toàn cục, chỉnh đốn nội bộ và chấn chỉnh lực lượng. Sau này Lưu Thiện hoang dâm vô độ, tin dùng nịnh thần, mặc dù có thể lên thay Lưu Thiện nắm quốc gia, đưa Thục lớn mạnh như di huấn của Lưu Bị, nhưng Gia Cát Lượng quyết giữ đạo nghĩa cổ hủ, làm bề tôi đến lúc chết. Kết quả Thục suy yếu rồi sau bị diệt vong.

Chính vì thế mới có nhận định: Cơ đồ nhà Thục do một tay Khổng Minh dựng nên và cũng một tay ông hất đổ đi.

Nguyễn Bùi
Sinh viên Hải Phong

Chữ Ký Của NGUYENTHINHUY


Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) Icon_minitimeWed Jun 22, 2011 6:13 pm

NGUYENTHINHUY
NGUYENTHINHUY
Điều Hành Viên Chuyên Nghiệp

Điều Hành Viên Chuyên Nghiệp

https://yufeihong.forum-viet.com
Tổng số bài gửi : 1523
Số lần được thanks : 110
Birthday : 26/08/1993
Join date : 14/06/2010
Age : 30
Đến từ : DAN
Giới tính : Nữ

Bài gửiTiêu đề: Xuất sư biểu

 
Xuất sư biểu
Xuất sư biểu (giản thể: 出師表; bính âm: Chū Shī Biǎo ) là tên gọi hai bài biểu, Tiền xuất sư biểu (前出師表) và Hậu xuất sư biểu (後出師表) do Gia Cát Lượng viết ra để dâng lên Thục Hán Hậu chủ Lưu Thiện trước khi ông thân chinh dẫn quân đi Bắc phạt lần thứ nhất và lần thứ hai vào các năm 225 và 226 thời Tam Quốc. Hai bài biểu này ngoài việc trình bày nguyên nhân xuất chinh, Gia Cát Lượng còn dùng để bày tỏ sự trung thành của mình với hoàng đế Thục Hán và những lo lắng của ông cho sự an nguy của đất nước. Với giọng văn thống thiết, Tiền xuất sư biểu và Hậu xuất sư biểu sau đó đã trở nên nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc như là đại diện xuất sắc của thể loại biểu và là tượng trưng cho lòng trung thành trong thời phong kiến.

Tiền xuất sư biểu
Được Lưu Bị gửi gắm vận mệnh của thái tử và cả đất Thục Hán trước khi qua đời, Gia Cát Lượng trong vai trò thừa tướng đã bỏ hết tâm sức để bình định Mạnh Hoạch rồi chuẩn bị quân lực để Bắc phạt Tào Ngụy hòng thống nhất Trung Quốc. Năm Kiến Hưng thứ 5 (225 đời Thục Hán Hậu chủ, Gia Cát Lượng quyết định thân chinh dẫn quân tiến lên phía Bắc, trước khi ra trận ông dâng lên vua bản Tiền xuất sư biểu với nội dung sau này được Trần Thọ ghi lại trong quyển 35 của Tam quốc chí
Tiền xuất sư biểu có giọng văn chân thành bộc lộ quyết tâm Bắc phạt của Gia Cát Lượng đồng thời khuyên nhủ Hậu chủ "gần gũi với hiền thần mà xa lánh lũ tiểu nhân" (親賢臣、遠小人; Thân hiền thần, viễn tiểu nhân). Tuy được ghi lại trong văn bản lịch sử chính thức của thời Tam Quốc là Tam quốc chí nhưng trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa nhà văn La Quán Trung khi mô tả cuộc Bắc phạt lần thứ nhất của Gia Cát Lượng lại không nhắc tới bài biểu này.

Hậu xuất sư biểu

Hậu xuất sư biểu được Gia Cát Lượng dâng lên Thục Hán Hậu chủ vào năm Kiến Hưng thứ 6 (226). Bài biểu một mặt trình bày những khó khăn của cuộc Bắc phạt lần thứ hai phản ánh qua các sự kiện lịch sử thời đầu Tam Quốc, mặt khác Hậu xuất sư biểu thể hiện quyết tâm hết lòng hết sức của Gia Cát Lượng vì Hậu chủ mặc dù việc thành bại của Bắc phạt bản thân ông không thể định đoạt. Bài biểu có hai câu nói nổi tiếng sau này đã trở thành biểu tượng cho lòng trung thành của Gia Cát Lượng với nhà Thục Hán nói riêng và của bầy tôi với vua chúa phong kiến Trung Quốc nói chung:
“ Hết lòng tận tụy, đến chết mới thôi.[1] ”
Nhận xét về giọng văn chân thành thống thiết của bài Hậu xuất sư biểu, Tạ Phương Đắc thời Nam Tống trong tác phẩm Văn chương quỹ phạm đã viết: "Đọc Xuất sư biểu, ai không khóc là bất trung, đọc Trần tình biểu ai không khóc là bất hiếu, đọc Tế thập nhị lang văn ai không khóc là bất từ".[2] Khác với Tiền xuất sư biểu, Hậu xuất sư biểu được La Quán Trung đưa toàn văn trong hồi 97 của Tam quốc diễn nghĩa.
Về sau có nhiều học giả đưa ra giả thuyết rằng Hậu xuất sư biểu rất có thể không phải do Gia Cát Lượng sáng tác với lý do rằng nó không xuất hiện trong Tam quốc chí của Trần Thọ hay Gia Cát Lượng văn tập mà lại có nguồn gốc từ bản ký của Trương Nghiễm nước Đông Ngô, việc này là hoàn toàn không hợp lẽ nếu như Hậu xuất sư biểu thực sự là tác phẩm của Gia Cát Lượng. Hơn nữa nội dung Hậu xuất sư biểu cũng xuất hiện nhiều chi tiết vô lý như việc nhắc tới cái chết của Triệu Vân qua câu: "Từ khi thần tới Hán Trung khoảng trong một năm mà mất Triệu Vân,..."[3] trong khi sách Tam quốc chí ghi Triệu Vân qua đời mãi tận năm Kiến Hưng thứ 9 (229) tức là sau khi Hậu xuất sư biểu được sáng tác. Thêm nữa, văn phong của Hậu xuất sư biểu tuy chân thành thống thiết nhưng lại mất đi cái hào sảng, tự tin của Tiền xuất sư biểu ví dụ câu: "Nếu không đánh giặc thì nghiệp vương sẽ mất. Chỉ ngồi mà đợi mất ai sẽ cùng nhau ra đánh giặc?".[4] Ngoài ra Gia Cát Lượng khi dâng biểu vẫn đang là thừa tướng nắm toàn bộ quyền lực của triều đình nhà Thục Hán vì vậy ông không thể viết rằng: "Nhiều người bàn kế mãi mà chưa thành"[5] như trong Hậu xuất sư biểu được. Vì những mâu thuẫn này, một số học giả đã cho rằng Hậu xuất sư biểu là tác phẩm của Gia Cát Cẩn, anh của Gia Cát Lượng nhưng làm quan to bên Đông Ngô. Tuy nhiên thì cho đến nay những tranh cãi xung quanh vấn đề này vẫn chưa chấm dứt.

Chữ Ký Của NGUYENTHINHUY


Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) Icon_minitimeThu Jun 23, 2011 1:20 pm

NGUYENTHINHUY
NGUYENTHINHUY
Điều Hành Viên Chuyên Nghiệp

Điều Hành Viên Chuyên Nghiệp

https://yufeihong.forum-viet.com
Tổng số bài gửi : 1523
Số lần được thanks : 110
Birthday : 26/08/1993
Join date : 14/06/2010
Age : 30
Đến từ : DAN
Giới tính : Nữ

Bài gửiTiêu đề: Re: Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234)

 
GIA CÁT LƯỢNG
(Sinh năm 181 - mất năm 234)



_ Đối với người Trung Quốc, có thể nói chắc chắn rằng, Gia Cát Lượng thời Tam Quốc là một nhân vật có sức hấp dẫn nhất. Hơn hai ngàn năm nay, Gia Cát Lượng được các giai cấp địa chủ sĩ đại phu thần thánh hoá. Do đó, ông trở thành tấm gương tiêu biểu cho tinh thần xả thân cứu nạn cho đủ mọi tầng lớp nhân sĩ trong lúc quốc gia dân tộc nguy nan. Gia Cát Lượng tượng trưng cho trí tuệ của dân tộc Trung Quốc nhờ vào nhũng đức tính nho nhã, linh mẫn, biện luận giỏi, đấu trí cao, tận tụy hết năng lực. Gia Cát Lượng có nhân cách, tiết tháo vĩ đại, phong cách chính trị gia, quân sự gia kiệt xuất của ông là nguồn tư liệu bất tận cho sự sáng tạo văn học cổ điển Trung Quốc hàng ngàn năm nay. Hình tượng Gia Cát Lượng là hiện tượng đặc biệt trong văn hoá Trung Quốc.

_ Gia Cát Lượng sinh trưởng giữa thời các thế lực quân sự cát cứ cuối đời Đông Hán. Thưở trẻ, ông sống trong bối cảnh đau khổ vì dân chúng phải bỏ lìa quâ hương tản mác, xã hội đầy rẫy phân ly thối nát. Từ nhỏ, ông đã được thừa hưởng nền giáo dục tốt đẹp của Nho gia. Nho gia chủ xướng kẻ sĩ phải đảm nhiệm trọng trách lớn để nuôi chí cao rộng, chủ xướng ấy ngay thiếu thời đã khích lệ ông lập hoài bão vĩ đại tiêu diệt hoạ hoạn cho xã hội, tái thống nhất cho đất nước. Năm 207, Lưu Bị ba lần tìm đến liều cỏ, là bước ngoặt của đời Gia Cát Lượng. Ông cảm kíhc về lòng cầu hiền của Lưu Bị nên bước vào chính trường, đem chí bình thiên hạ khuông phò quốc gia áp dụng vào thực tiễn. Trong đời sống chính trị Thục Hán, ông nghiêm khắc với bản thân mình, chí công vô tư, vắt hết tâm lực chỉnh đốn pháp độ, trọng dụng nhân tài, khôi phục sinh sản. Phía đông, ông liên kết với Tôn Ngô, phía Nam ông dỗ về Man Di, năm lần ông Bắc phạt phò tá Lưu Bị từ một quân phiệt không có một tấc đất trở thành người nắm thế mạnh chia ba thiên hạ. Gia Cát Lượng đề cao lý tưởng nhân cách Nho gia, cúc cung tận tụy chỉ vì muốn khôi phục nhà Hán và thống nhất quốc gia, tấm lòng đến chết quên mình của ông được nhân dân ca tụng. Đời Đường, các thi nhân lớn như Đỗ Phủ, Lý Hoa đều có thơ văn hết lời ca ngợi ngưỡng mộ ông, sau đó thời kì nào trong hoàn cảnh nào, Gia Cát Lượng cũng được thời nhân và lịch sử xưng tụng. Thậm chí những anh hùng dân tộc như Nhạc Phi, Văn Thiên Tường ai cũng coi Gia Cát Lượng là bậc tổ sưu điển hình mô phạm để noi theo.

_ Bắt đầu từ thời lục triều, Gia Cát Lượng từ một chính trị gia, quân sự gia trí tuệ dần dần biến thành vị thần trí tụê của dân tộc Trung Quốc. Trải qua nhiều đời với những gia công cải biến của nghệ thuật, ông trở thành vị thần trí tụê về đủ mọi phương diện gần như toàn bích. Bản thân Gia Cát Lượng trở thành sáng tạo tập thể của dân tộc Trung Quốc. Gia Cát Lượng thực sự đã thành một thiên thần hạ phàm. Từ đó, trong các tiểu thuyết chí quái, ông luôn luôn đựoc mô phỏng, phóng đại. Những truyền thuyết nửa thực nửa hư về ông đã có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sau.

_ Với các tiểu thuyết gia, tác gia đời Nguyên, Minh. Gia Cát Lượng có thể làm được tất cả mọi việc, ông trở thành hoá thân của trí tụê, trên thông thiên văn, dưới tinh địa lý, thông thạo thuật quỷ thần, kỳ môn độn giáp, đạo pháp ngũ hành, bí văn lục giáp... nghĩa là không có gì ông không vận dụng được dễ dàng, đúng là "trí tuệ cổ kim tuyệt luân !". Chẳng những ông có trí tụê về chính trị, quân sự mà ông còn có trí tụê kiệt xuất về khoa học nữa, ông rất giỏi kỹ thuật công trình, ông đã tạo thành các công trình liên kết dây sắt qua các dòng sông để ngăn chặn quân địhc, ông còn chế tạo cả "phong luận", "mộc ngưu lưu mã" (một loại chiến xa thời cổ), ông còn thông thạo cả y dược trị bệnh. Tóm lại, đời Nguyên, Minh, Gia Cát Lượng đã được nhào nặn thành "kẻ sĩ kinh luân tế thế", "toàn tài trong thiên hạ", "bậc đại hiền hiện nay". Ông vừa là quân sư "thần cơ diệu toán", vừa là thừa tướng "trung trinh cẩn thận". Dưới ngòi bút của các tác gia Nguyên, Minh, Gia Cát Lượng trở thành "trí tụê Khổng Minh diệu tuyệt thiên cổ". Cho đến ngày nay, trong tâm lý dân tộc Trung Quốc, vị trí thần linh trí tuệ của Khổng Minh vẫn chưa hề lung lay. Hình tượng Gia Cát Lượng từ khi xuất hiện đến nay hơn ngàn năm, vẫn có ảnh hưởng cực lớn và có sức hấp dẫn với mọi nghệ thuật văn hoá của người Trung Quốc.

Chữ Ký Của NGUYENTHINHUY


Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) Icon_minitimeThu Jun 23, 2011 1:48 pm

NGUYENTHINHUY
NGUYENTHINHUY
Điều Hành Viên Chuyên Nghiệp

Điều Hành Viên Chuyên Nghiệp

https://yufeihong.forum-viet.com
Tổng số bài gửi : 1523
Số lần được thanks : 110
Birthday : 26/08/1993
Join date : 14/06/2010
Age : 30
Đến từ : DAN
Giới tính : Nữ

Bài gửiTiêu đề: Re: Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234)

 
Những phát hiện khoa học kỳ lạ về Khổng Minh

Trong khoa học, kỹ thuật, tạo ra được một chuyển động vĩnh cửu là một công việc dường như không thể. Để một vật chuyển động, nó bắt buộc phải chịu một lực tác động từ bên ngoài. Chính vậy mà vào đầu thế kỷ hai mươi, khi bộ tiểu thuyết lịch sử Tam Quốc Diễn Nghĩa được dịch ra tiếng Anh, nó đã tạo ra một chấn động trong làng khoa học thế giới. Các nhà khoa học đọc đi đọc lại những sáng chế của Khổng Minh nhưng không thể hiểu nổi. Nhiều người nghi ngờ bản dịch nên đã cố công học tiếng Hán để nghiên cứu nguyên tác nhưng vẫn không tìm thấy các bí mật ở trong đó. Những người nản chí thì cho đó là những tưởng tượng của nhà văn. Nhưng có khá nhiều người vẫn còn tin vào khả năng thần kỳ của nền kỹ thuật Trung Quốc và tin vào nhận định: tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa là một tác phẩm lịch sử có tới bảy phần thực.

Khổng Minh là một nhân vật mưu lược, quyền biến, trung thành và đặc biệt có những khả năng được người dân Trung Quốc tôn sùng như một vị thánh.Trong những trận đánh liên miên từ khi Lưu Bị còn chưa có đất dụng võ cho tới khi thiên hạ (nước Trung Hoa xưa) chia thế chân vạc, Khổng Minh đã thể hiện bản lĩnh của một vị quân sư, một vị tướng hiểu thời, hiểu thế và do vậy, hầu như ông không có đối thủ thực sự trên chiến trường. Cho đến gần cuối đời, Khổng Minh mới gặp một địch thủ thực sự cho dù người này luôn nhận mình kém cỏi so với ông. Đó chính là Tư Mã Ý, người đã đặt nền tảng thống nhất đất nước Trung Hoa cho con trai mình.

Trong cuộc đấu sức, đấu trí với Tư Mã Ý, Khổng Minh đã để lại cho hậu thế hai “bí kíp” lớn nhất về sự sáng chế khoa học. Đó là phép “rút đất” và những con trâu ngựa gỗ có thể tự động vận chuyển lương thực. Ngày nay, các nhà nghiên cứu đã chứng minh được nền khoa học kỹ thuật phát triển rất cao của người Trung Hoa cổ. Vậy nếu như khôi phục được hai “bí kíp” kia thì đó là một điều thần kỳ đối với cuộc sống nhân loại.

Trong một trận chiến, để dụ tướng giặc, Khổng Minh ngồi trên xe nhỏ bốn bánh được quân lính đẩy ra giữa trận. Tướng giặc thấy vậy, cáu tiết đuổi theo bắt cho kỳ được. Khổng Minh truyền quay xe và chạy. Ba phía khác lần lượt xuất hiện một cái xe y như thế với Khổng Minh khăn áo là lượt.(Đó chính là ba viên tướng đóng thế Khổng Minh) Tướng giặc liền nhằm một cỗ xe và đuổi riết. Chiếc xe do người đẩy chỉ chạy chầm chậm nhưng quân giặc với đàn ngựa chiến không sao đuổi được. Càng đuổi, chiếc xe càng chập chờn trước mắt. Đuổi nhanh, xe chạy nhanh, đuổi chậm, xe chạy chậm lại. Và tất nhiên, tướng giặc không thể bắt nổi chiếc xe đó. Xét về tốc độ thì một chiếc xe bốn bánh do người đẩy không thể chạy nhanh bằng nước phi của một con ngựa chiến được.

Hiển nhiên trong chuyện này phải có một yếu tố "kỹ thuật" nào đó. Các nhà khoa học nghiên cứu một hồi cũng không thể đưa ra một giả định hay hơn các nhà nghiên cứu quân sự được. Họ cho rằng, cuộc chiến giữa hai bên diễn ra ở vùng núi Kỳ Sơn rất hiểm trở và rừng rậm um tùm.

Khổng Minh lại là một người ưa dùng nghi binh và dùng “tà pháp” đánh vào tâm lý của đối phương nên phép "rút đất” được lý giải như sau: Do chiếc xe bốn bánh dùng sức người đẩy chắc chắn không thể sánh với tốc độ của ngựa chiến được mà ngựa chiến vẫn không đuổi kịp là vì hai điều: thứ nhất; chiếc xe không có thực trên cùng một đường chạy, thứ hai, có nhiều chiếc xe giống nhau tham gia vào phép “rút đất" này. Mặc dù người Trung Hoa đã sử dụng gương hay những mặt đồng tạo hình ảnh từ rất sớm nhưng nếu cho rằng Khổng Minh đã dùng gương tạo ra một ảo ảnh trên đường chạy là một điều hoang đường. Bởi vì nếu Khổng Minh có thể sử dụng kỹ thuật phản chiếu qua gương như vậy thì ông cần gì phải bố trí ba tướng khác đóng giả y hệt mình ở ba góc trận.? Loại trừ khả năng này, chúng ta đến với khả năng thứ hai.

Khổng Minh là một người đặc biệt nhạy cảm về địa thế chiến trường. Với ông, nếu tận dụng được địa thế thì một dòng suối cũng nhấn chìm được cả đoàn quân. Chúng ta thử hình dung trận địa diễn ra ở những sườn núi, sườn đồi mấp mô. Do đó, tầm mắt của đối phương bị che lấp liên tục. Khổng Minh đã dùng các tướng đóng giả mình và phục sẵn ở lưng chừng các mỏm núi có rừng bao phủ. Câu chuyện diễn ra từa tựa như truyện cổ tích lũ rùa tinh khôn chạy thi với thỏ. Khi tướng giặc chạy lên điểm cao thì nhìn thấy chiếc xe, nhưng khi chạy xuống lòng chảo (dù rất nhỏ) viên tướng đó cũng sẽ mất tầm nhìn trong một đoạn thời gian. Đoạn thời gian này đủ để chiếc xe ấy lẩn vào rừng cây và chuyển vào một vị trí định sẵn. Khi tầm nhìn của tướng giặc mở ra, viên tướng đó sẽ lại thấy một chiếc xe khác y nhệt như thế xuất hiện.

Do đã nắm chắc địa thế và lại là người chủ động khiêu khích giặc nên Khổng Minh đủ sức bố trí phép “rút đất” như vậy. Ở đây có một câu hỏi lớn đặt ra là ông đùa giỡn với tướng giặc thế làm gì khi ông có thể tóm gọn kẻ thù trong lúc viên tướng đó sa vào thế trận của ông. Chúng ta nên nhớ rằng, Khổng Minh chỉ có chưa đến mười vạn quân so với vài chục vạn quân Ngụy. Hơn nữa, trước khi ra Kỳ Sơn đánh Ngụy, Khổng Minh phải để lại một số lượng lớn quân để giữ nước. Lực lượng của Khổng Minh chỉ bằng một phần nhỏ của quân địch. Chính vậy nên Khổng Minh đã dùng cách này để "hù doạ” quân địch. Có lẽ sự thật về phép “rút đất” từng làm bao nhiêu nhà quân sự, nhà khoa học và độc giả phải đau đầu nằm trong câu chuyện cổ tích của người Việt: Rùa chạy thi với thỏ.

Trong chiến tranh, lương thực tiếp tế cho các đoàn quân là điều kiện sống còn. Do địa hình vùng núi Kỳ Sơn rất phức tạp, dốc đá hiểm trở nên việc vận chuyển lương thực vô cùng khó khăn. Tư Mã Ý có lý khi cho rằng chỉ cần không ra đánh, cứ cố thủ, quân của Khổng Minh hết lương thực tất phải tự vỡ. Quả nhiên quân Thục gặp những rắc rối về việc vận chuyển lương thực. Do địa hình quá là hiểm trở nên những con ngựa kéo xe rất nặng nề và thường xuyên chết cả đàn vì chướng khí. Khổng Minh gọi thợ lấy gỗ và vẽ mẫu để làm trâu ngựa gỗ. và thật lạ lùng, những con trâu ngựa gỗ ấy kéo xe lương thực đi như không trên những sườn núi cao. Nếu con người hiện đại biết được cách chế tạo trâu ngựa gỗ thì chúng ta sẽ tiết kiệm được bao nhiêu năng lượng.

Tuy nhiên nhiều người cho rằng Khổng Minh đã phù phép để cho các con vật bằng gỗ ấy cử động được. Có một “chứng cứ khoa học” rằng khi Tư Mã Ý thấy vậy liền cho quân bắt lấy một con mang về tháo rời ra. Tư Mã Ý cũng là một nhà kỹ thuật đại tài nên ông bắt chước y như đúc các kích thước của con trâu gỗ và tạo ra được cả một bầy dùng để kéo xe. Như vậy cấu tạo đặc biệt của trâu ngựa gỗ đã tạo ra hành động của chúng. Nhưng chúng ta đều biết những con trâu ngựa gỗ đó không thể tự tạo ra một bộ máy chuyển động vĩnh cửu để hoạt động được.

Yếu tố ngoại lực chắc chắn phải xuất hiện, nhưng nếu đẩy nó như đẩy xe thì tội gì phải chế tạo trâu ngựa gỗ cho thêm rắc rối. Trâu ngựa gỗ giúp cho quân lính chuyên chở lương thực rất nhẹ nhàng, do đó nó ưu việt hơn nhiều là phải đẩy một cái xe. Các nhà nghiên cứu quân sự trở lại với địa thế hiểm trở của những ngọn núi Kỳ Sơn. Để vận chuyển lương thực, những đoàn xe đó tất nhiên phải đi men theo các sườn núi đá. Những con đường mấp mô, gập ghềnh khi lên cao khi xuống thấp. Đây chính là địa thế dành cho trâu ngựa gỗ. Trong khớp nối ở mỗi ống chân gỗ, người thợ sẽ tiện một đĩa gỗ tròn sao cho cơ thể con trâu có thể trượt về đằng trước hay trượt về đằng sau một khoảng bằng bán kính của đĩa gỗ. Như vậy nếu đứng trên một mặt phẳng thì con trâu hoặc là chúi về phía trước hoặc là trượt về phía sau chứ không thể đứng thẳng được. Tất cả các khớp nối của bốn chân con trâu, con ngựa đều tuân thủ nguyên tắc này. Khi mang các bao lương thực trên lưng, sức nặng ấy sẽ tạo ra một lực đẩy rất mạnh hoặc về phía trước hoặc về phía sau.

Trên địa hình mấp mô, gập ghềnh, sau khi trọng lượng lương thực "dúi” phần lưng nó về phía trước, theo con trượt, lưng nó sẽ lại trở lại phía sau theo đà lắc. Nhưng nếu như thế thì chúng vẫn chưa thể đi được, nhất là khi đà dốc chỉ đủ "dúi” nó tới gần đỉnh cao nhất của dốc đá lồi lõm trên đường. Mặc dù có địa thế lồi lõm như thế, để có thể đi được, những con trâu ngựa gỗ đó vẫn cần một ngoại lực nào đó. Điều này một lần nữa được hé mở qua bộ phận lưỡi của chúng. Khi Tư Mã Ý dùng trâu ngựa gỗ chuyển lương thực, Khổng Minh đã cho quân của mình bôi mặt giả làm quỷ để doạ quân Ngụy.

Để cướp lương thực, quân Thục chỉ cần tháo lưỡi của trâu ngựa gỗ là chúng không đi được. Như vậy ngoại lực sẽ truyền qua lưỡi và tác động lên các trục tròn qua những thanh sắt "chuyển lực”. Bộ khung sắt lnày nằm kín trong bụng trâu ngựa gỗ và nó được kéo quay tròn như thể một cái guồng nước. Nó có bốn thanh chính. Khi thanh thứ nhất và thanh thứ hai quay làm cho chân trước và chân sau phía bên kia của con trâu “trượt” về phía trước thì hai thanh còn lại "gạt” hai chân còn lại về phía sau, tạo ra một chuyển động nhịp nhàng. Đặc biệt chuyển động này tận dụng tối đa sự "xuống dốc, lên dốc” của mặt đường gập ghềnh. Như vậy, các nhà khoa học hiện đại kết luận, chắc chắn sợi dây "dắt” trâu ngựa gỗ sẽ được buộc vào lưỡi của chúng. Một hoặc hai người lính sẽ “dắt” trâu bằng cách kéo nhẹ vào dây khi đà lăn gần hết, để tiếp tục tạo cho chúng một đà lăn mới.

Trên lý thuyết, các nhà phân tích “giải mã” được cấu tạo của những con trâu ngựa gỗ. Tuy nhiên chưa có ai làm thực nghiệm. Điều này có thể vì nhiều lý do nhưng lý do lớn nhất là, những con trâu ngựa gỗ (như trên) nếu có thể chế tạo được thì cũng không mang lại ích lợi cho con người bởi vì hệ thống giao thông hiện nay đã quá hiện đại và rất khó có thể tìm thấy những con đường lồi lõm dù ở cả những miền núi cao.

VNN

Chữ Ký Của NGUYENTHINHUY


Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) Icon_minitimeFri Aug 12, 2011 8:33 am

Zhuge Xiao Yan
Zhuge Xiao Yan
Trợ Lý Biên Kịch

Trợ Lý Biên Kịch

Tổng số bài gửi : 385
Số lần được thanks : 15
Birthday : 21/08/1991
Join date : 24/07/2011
Age : 32
Đến từ : The Shu
Job/hobbies : Student
Giới tính : Nữ

Bài gửiTiêu đề: Re: 6 sai lầm chiến lược

 
Đi đến web nào mà đọc đc mấy cái này là mình luôn cảm thấy bực mình, ko hiểu tại sao
Sai lầm thứ nhất là do Quan Vũ không nghe lời Gia Cát tiên sinh, cứ tiếp tục dùng thái độ coi thường đối với Đông Ngô, không chấp nhận hôn sự đã đành còn mắng ng ta là "chó", dẫn đến sự tan rã của liên minh Lưu Tôn.Mình ko dám chê trách bậc tiền nhân, như QV vào thời đại này thì là một người khá bướng và cố chấp.Gia Cát tiên sinh đã có dự liệu nên sai người giản hòa, ko ngờ ĐN vẫn xuất binh.
Sai lầm thứ hai cũng ko phải hoàn toàn là lỗi của Gia Cát tiên sinh.Trong TQC và cả trong lịch sử, Gia Cát tiên sinh đều đã rất nhiều lần can ngăn Lưu Bị, nhưng ông vẫn kiên quyết thân chinh để trả thù cho nhị đệ và tam đệ theo đúng lời thề tại vườn đào.Mình cũng thừa nhận,Gia Cát tiên sinh có một phần chủ quan, nghĩ rằng LB thừa sức tấn công, ko ngờ lại xuất hiện đại tướng Lục Tốn.Đây là ý trời !
Sai lầm thứ ba, không phải là Gia Cát tiên sinh không muốn theo kế của Ngụy Diên, mà là không dám. Suốt đời Người hành sự cẩn thận, luôn xem trọng sự chắc chắn và chính xác.. không bao giờ đem đại sự quốc gia ra để đánh cược, mạo hiểm tính mạng quân sĩ một cách vô ích.Ngụy Diên có bi trù dập hay ko hãy để lịch sử đánh giá, xét về đức độ và phẩm hạnh của Gia Cát tiên sinh, người không bao giờ có hành động thiếu quân tử như thế, ngay cả với Lý Mạc, kẻ luôn ganh ghét và nói xấu người.Ở đây chẳng qua vì quá lo cho quốc gia, Gia Cát Lượng ko thể không để phòng kẻ mà ông cho là có dã tâm lớn.
Sai lầm thứ tư thì miễn bàn vì thấy cũng khá đúng.Lỗi ở Gia Cát tiên sinh ko nghe theo lời LB trước lúc mất,vẫn tin dùng Mã Tốc
sai lầm thứ năm thì quả thật là ko chịu nổi bọn hậu sinh không hiểu lý lẽ này."Tự làm suy yếu đất nước" ? "Tham vọng thống nhất Trung Nguyên" ? Đây chính là thái độ của một bậc trung thần anh hùng thật sự, vì đã trót mang cái ân trị ngộ nặng như núi của LB mà Gia Cát tiên sinh suốt cả cuộc đời phấn đấu hết mình vì sự nghiệp phục hưng nhà Hán. Nhất là sau khi LB mất, giao phó toàn bộ Thục Hán và con côi cho Gia Cát tiên sinh, trách nhiệm của người lại càng nặng nề và khó khăn.Gia Cát tiên sinh ngày đêm lo nghĩ mọi cách để hoàn thành sứ mệnh.Một mình Người phải gánh cả giang sơn vừa mới bị tiêu hao lực lượng sau thất bại tại Hồ Đình.Ngũ hổ tướng chỉ còn mỗi Triệu Vân.Nếu có trách thì trách ý trời khiến số khí nhà Hán tận diệt.Đổ mọi trách nhiệm lên đầu người khác là hành động của tiểu nhân.Trong những người phò trợ quân vương, chỉ có Gia Cát tiên sinh là toàn tâm toàn ý,không có mưu đồ riêng,không tự ý quyền cao mà hống hách, hi sinh cả đời và cuối cùng chết trong uất hận.Không thương xót lại còn "cố công mổ xẻ" đưa ra những luận điểm chẳng đâu vào đâu.Mình ghét nhất là bài này, không biết là của ai viết nữa
Còn sai lầm thứ bảy lại càng kinh khủng .Ai bảo Lưu Thiện là "kẻ hoang dâm vô độ", LT được Gia Cát tiên sinh dạy dỗ từ bé, tuy có phần bất tài nhưng là ng có đạo đức.Có lẽ Gia Cát tiên sinh đã sai sót khi "liên tục ủ ấm LT trong triều", khiến ông ta trở thành con bướm không thể thoát khỏi kén.Và cũng do Gia Cát tiên sinh quá ôm đồm mọi việc nên mới khiến cục diện xấu đi. Tuy thế,tất cả đều xuất phát từ tấm lòng tận trung "cúc cung tận tụy đến chết mới thôi".Có người bảo Gia Cát tiên sinh khờ dại,ko chịu phế LT,lên ngôi làm vua lập ra triều đại mới.Thế thì có khác gì Đổng Trác,gian hùng Tào Tháo hay Tư Mã Ý.Gia Cát tiên sinh chính vì tấm lòng trung nghĩa, tận lực tận tâm mà được người đời sau ca ngợi, lưu danh thiên cổ.
Hiazzz có trách thì trách ông trời ấy ! 6 sai lầm được nêu ra độ chính xác chỉ là 10-20% thôi. Những người chưa bao giờ phạm sai lầm là do họ chưa từng làm việc gì tốt đúng nghĩa ! Ghét nhất là đem sai lầm của ng khác ra để hạ thấp danh dự.Những ng viết ra bài này tài năng chưa chắc bằng được 1/1000 Gia Cát tiên sinh.Chỉ được cái tài "vạch lá tìm sâu" "Ăn no ngồi sủa bậy" Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) 91985 Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) 91985 Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) 91985 Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) 91985 Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) 91985 Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) 91985
P/S: sr nếu có nói gì sai.Mỗi lần đọc mấy bài này là mình bị kích động mạnh.

Chữ Ký Của Zhuge Xiao Yan


Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) Icon_minitimeFri Aug 12, 2011 1:43 pm

kinhhongtientu
kinhhongtientu
Ban Quản Trị

Ban Quản Trị

http://www.yufeihong.forum-viet.com
Tổng số bài gửi : 1823
Số lần được thanks : 140
Birthday : 26/08/1993
Join date : 30/05/2010
Age : 30
Đến từ : DAN
Giới tính : Nữ

Bài gửiTiêu đề: Re: Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234)

 
đọc cho biết thôi đâu cần phải kích động như vậyGia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) 908452 đúng như bạn nói... ai mà chẵng sai lầm...

Chữ Ký Của kinhhongtientu


Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) Icon_minitimeFri Aug 12, 2011 2:05 pm

Zhuge Xiao Yan
Zhuge Xiao Yan
Trợ Lý Biên Kịch

Trợ Lý Biên Kịch

Tổng số bài gửi : 385
Số lần được thanks : 15
Birthday : 21/08/1991
Join date : 24/07/2011
Age : 32
Đến từ : The Shu
Job/hobbies : Student
Giới tính : Nữ

Bài gửiTiêu đề: Re: Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234)

 
chẳng biết sao nữa.. Chỉ cần mình đọc bài này là bị kích động ! Khi xem truyện hay phim mà đến đoạn Ngũ Trượng là mình mất hết bình tĩnh, có khi nổi nóng với ng khác một cách vô lý nữa ...

Chữ Ký Của Zhuge Xiao Yan


Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) Icon_minitimeFri Aug 12, 2011 2:15 pm

kinhhongtientu
kinhhongtientu
Ban Quản Trị

Ban Quản Trị

http://www.yufeihong.forum-viet.com
Tổng số bài gửi : 1823
Số lần được thanks : 140
Birthday : 26/08/1993
Join date : 30/05/2010
Age : 30
Đến từ : DAN
Giới tính : Nữ

Bài gửiTiêu đề: Re: Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234)

 
Mình chỉ khâm phục cái tài cái mưu của Gia Cát tiên sinh thôi... còn cái sai lầm thì ko hề để ý đến... mình thấy ai mà chã sai lầm... tùy thuộc vào itf hay nhiều mà thôi... cho dù là thần thánh còn có lúc sai lầm nói chi con người... vì vậy mình rất bình tĩnh khi đọc mấy bài này...

Chữ Ký Của kinhhongtientu


Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) Icon_minitimeFri Aug 12, 2011 3:11 pm

Zhuge Xiao Yan
Zhuge Xiao Yan
Trợ Lý Biên Kịch

Trợ Lý Biên Kịch

Tổng số bài gửi : 385
Số lần được thanks : 15
Birthday : 21/08/1991
Join date : 24/07/2011
Age : 32
Đến từ : The Shu
Job/hobbies : Student
Giới tính : Nữ

Bài gửiTiêu đề: Re: Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234)

 
Không phải mình tức vì Gia Cát tiên sinh đã phạm sai lầm, mà mình tức vì bọn họ chuyện ko nói có, xuyên tạc lung tung, ko chịu nghiên cứu lịch sử kĩ lưỡng mà đã đưa ra những suy đoán vô căn cứ ... Mình khâm phục Gia Cát tiên sinh từ năm 5 tuổi nhưng đến tận bi h mới tìm hiểu chi tiết về cuộc đời thật của Người sau lớp màn hư cấu của La tiên sinh ==> càng ngưỡng mộ Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) 640495 Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) 873450

Chữ Ký Của Zhuge Xiao Yan


Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) Icon_minitimeFri Aug 12, 2011 3:56 pm

kinhhongtientu
kinhhongtientu
Ban Quản Trị

Ban Quản Trị

http://www.yufeihong.forum-viet.com
Tổng số bài gửi : 1823
Số lần được thanks : 140
Birthday : 26/08/1993
Join date : 30/05/2010
Age : 30
Đến từ : DAN
Giới tính : Nữ

Bài gửiTiêu đề: Re: Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234)

 
nếu như ko có người xuyên tạp như vậy thì làm sao có chủ đề cho chúng bình... nếu ko bình về người thì làm sao lưu dữ tên tuổi của người nghìn thu...Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) 832406 mình thấy ko sao đâu vì vậy bạn cứ bình tĩnh... nếu ko tán đồng với ý kiến họ đưa ra có thể dùng lý lẽ và sự hiểu biết của bản thân phản bát... một khi đã phản bát thành công... thì sẽ nguôi đi cơn giậnGia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) 955947 còn nếu ko thìGia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) 900924

Chữ Ký Của kinhhongtientu


Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) Icon_minitimeSat Aug 13, 2011 7:52 am

Zhuge Xiao Yan
Zhuge Xiao Yan
Trợ Lý Biên Kịch

Trợ Lý Biên Kịch

Tổng số bài gửi : 385
Số lần được thanks : 15
Birthday : 21/08/1991
Join date : 24/07/2011
Age : 32
Đến từ : The Shu
Job/hobbies : Student
Giới tính : Nữ

Bài gửiTiêu đề: Re: Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234)

 
uk...bạn nói rất đúng.Nhờ mấy bài viết này mà mình bỏ ra cả năm nghiên cứu để phản bác lại. cũng nhờ thế mà biết đc nhìu hơn.Thế thì cũng nên tks bọn họ

Chữ Ký Của Zhuge Xiao Yan


Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) Icon_minitimeSat Aug 13, 2011 1:56 pm

kinhhongtientu
kinhhongtientu
Ban Quản Trị

Ban Quản Trị

http://www.yufeihong.forum-viet.com
Tổng số bài gửi : 1823
Số lần được thanks : 140
Birthday : 26/08/1993
Join date : 30/05/2010
Age : 30
Đến từ : DAN
Giới tính : Nữ

Bài gửiTiêu đề: Re: Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234)

 
Có cần mua quà cảm tạ ko Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) 955947 mà phải công nhận mấy người viết mấy cái bài này chắt cũng có nghiên cứu về GCL đấy chứ... chỉ có điều họ hiểu về GCL theo 1 chiều hướng riêng của họ mà thôi... cũng như bạn vạy phải ko nè Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) 825913

Chữ Ký Của kinhhongtientu


Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) Icon_minitimeSat Aug 13, 2011 2:31 pm

Zhuge Xiao Yan
Zhuge Xiao Yan
Trợ Lý Biên Kịch

Trợ Lý Biên Kịch

Tổng số bài gửi : 385
Số lần được thanks : 15
Birthday : 21/08/1991
Join date : 24/07/2011
Age : 32
Đến từ : The Shu
Job/hobbies : Student
Giới tính : Nữ

Bài gửiTiêu đề: Re: Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234)

 
Cách hiểu của mình theo nguyên thủy từ trước đến giờ.Còn họ lại hiểu theo hướng "mới mẻ", khai thác nhân vật kiểu này chỉ nhằm gây sự chú ý thôi.Mình ghét nhất cái ông Mai Triêu Vinh, ngoài 6 sai lầm này ra, ổng còn xuyên tạc giới tính và sự chính trực của Gia Cát tiên sinh.Cũng nhờ cuốn sách đó mà ổng thu lợi quá trời.Tức gần chết.Nói như ổng là cãi ngang, mình chắc ko cãi lại rồi, thế nên of luôn cái 4rum anti,xem như ko hay ko bik gì về ông già này

Chữ Ký Của Zhuge Xiao Yan


Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) Icon_minitimeSat Aug 13, 2011 2:36 pm

kinhhongtientu
kinhhongtientu
Ban Quản Trị

Ban Quản Trị

http://www.yufeihong.forum-viet.com
Tổng số bài gửi : 1823
Số lần được thanks : 140
Birthday : 26/08/1993
Join date : 30/05/2010
Age : 30
Đến từ : DAN
Giới tính : Nữ

Bài gửiTiêu đề: Re: Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234)

 
ồ nói vậy ông này cũng tài đấy chứ Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) 955947 ủa mà ổng xuyên tạc giới tính của GCL à... chắt là ổng dựa theo nguyên do GCL lấy vợ xấu rùi Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) 825913

Chữ Ký Của kinhhongtientu


Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) Icon_minitimeSat Aug 13, 2011 2:51 pm

Zhuge Xiao Yan
Zhuge Xiao Yan
Trợ Lý Biên Kịch

Trợ Lý Biên Kịch

Tổng số bài gửi : 385
Số lần được thanks : 15
Birthday : 21/08/1991
Join date : 24/07/2011
Age : 32
Đến từ : The Shu
Job/hobbies : Student
Giới tính : Nữ

Bài gửiTiêu đề: Re: Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234)

 
Chưa chắc HNA xấu mà.Ổng chỉ suy luận theo sách miêu tả, thấy Gia Cát tiên sinh da trắng thì bảo là giống phụ nữ, thấy ng ta nuôi tằm dệt vải thì bảo là nữ nhi yếu đuối.Ổng bảo Gia Cát tiên sinh là chị em với HNA.HNA luôn ngưỡng mộ "sắc đẹp" của người chị thông minh, còn GCL lại mê ông ... Từ Thứ.Thế nên GCL xin HNA giả làm vợ mình để lấy cơ hội tiếp xúc với Từ Thứ.Trong khi GCL cao đến 1m80,thân hình to lớn vì từ nhỏ đã tự tay cuốc đất làm ruộng.Chỉ vì ông không có điều kiện học võ nên ko thể trực chiến trên xa trường thôi.
Chẳng lẽ mấy ông ko ham mê sắc đẹp đều là phụ nữ cả sao

Chữ Ký Của Zhuge Xiao Yan


Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) Icon_minitimeSun Aug 14, 2011 11:32 am

kinhhongtientu
kinhhongtientu
Ban Quản Trị

Ban Quản Trị

http://www.yufeihong.forum-viet.com
Tổng số bài gửi : 1823
Số lần được thanks : 140
Birthday : 26/08/1993
Join date : 30/05/2010
Age : 30
Đến từ : DAN
Giới tính : Nữ

Bài gửiTiêu đề: Re: Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234)

 
đúng là ông này vẽ chuyện tầm phào... toàn là dựa vào nhưng tình tiết gì đâu để vẽ chuyện... vậy mà cũng có người đọc mấy cuốn sách của ổng cũng lã thiệt ấy nhỉ...

Chữ Ký Của kinhhongtientu


Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) Icon_minitimeSun Aug 14, 2011 12:18 pm

Zhuge Xiao Yan
Zhuge Xiao Yan
Trợ Lý Biên Kịch

Trợ Lý Biên Kịch

Tổng số bài gửi : 385
Số lần được thanks : 15
Birthday : 21/08/1991
Join date : 24/07/2011
Age : 32
Đến từ : The Shu
Job/hobbies : Student
Giới tính : Nữ

Bài gửiTiêu đề: Re: Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234)

 
Ông Mai Triêu Vinh có chế cũng chưa ghê như ông đạo diễn phim GCL Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) 832406 Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) 832406 Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) 832406 thiệt là potay lũ hậu nhân vô tri Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) 832406 Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) 832406 Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) 832406 Từ bi h ghét lun TTT vs MT

Chữ Ký Của Zhuge Xiao Yan


Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) Icon_minitimeSun Aug 14, 2011 12:33 pm

Zhuge Xiao Yan
Zhuge Xiao Yan
Trợ Lý Biên Kịch

Trợ Lý Biên Kịch

Tổng số bài gửi : 385
Số lần được thanks : 15
Birthday : 21/08/1991
Join date : 24/07/2011
Age : 32
Đến từ : The Shu
Job/hobbies : Student
Giới tính : Nữ

Bài gửiTiêu đề: GIA CÁT KHỔNG MINH – NHÀ CHÍNH TRỊ KIỆT XUẤT

 
Gia Cát Lượng khiêm nhường cẩn thận hiểu rõ và hết lòng vì địa nghiệp.Tuy không quá tài giỏi về thao lược, song về quân sự lại là bậc kì tài.Về nhân cách con người, đáng được ca ngợi,đáng được xem là nhân vật chính trị kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc.Sau khi có tin Gia Cát Lượng mất ở gò Ngũ Trượng,hiệu úy Liêu Lập từng bởi có lối sống vô độ,bị Gia Cát Lượng đề nghị phế làm dân thường,đang bị đi đày ở Vấn Sơn nghe tin dữ rất đau đớn,nói rằng :”Thừa tướng Gia Cát mất đi,thế là ta sẽ chết ở đây rồi !”
Lý Bình là một thượng thư lệnh,bởi giả truyền thánh chỉ làm hỏng việc quân cơ,nghe tin Gia Cát Lượng mất,lại thương tâm mà phát bệnh chết.Lý Bình sau khi bị lưu đày,thường nói có ngày Gia Cát Lượng sẽ tha thứ cho ông ta mà trọng dụng lại.
Đại lão Trương Duệ vẫn xem chuyện Gia Cát Lượng đưa vào quân sĩ cũ nắm đại quyền Ích Châu mà không nể
phục. Nhưng khi làm trưởng sử,sớm tối gần gũi với Gia Cát Lượng, không khỏi cảm than rằng :”Tướng công khi ban bố phần thưởng dẫu người ở xa có công cũng không bỏ quên,khi phạt tội,chỉ cần có tội,dẫu người than gần mắc sai phạm cũng không thoát khỏi;tước vị không cấp ban cho người không có công,hình phạt cũng không
nương kẻ quan tước cao,cho nên người hiền và cả người ngu đều cảm động trước việc chí công vô tư của ông mà cố gắng làm việc hết mình.” Nếu không lấy thành bại mà luận anh hung,Gia Cát Lượng với phong thái lỗi lạc mà kẻ đối địch cũng phải cảm động,rất đáng được gọi là một đại chính trị gia cổ kim khó thấy

Tác giả Tam Quốc Chí là Trần Thọ,có nhận xét rằng : Gia Cát Lượng làm tướng quốc, vỗ yên trăm họ,đề xướng quy phạm lễ nghi,quản lý quan lại,tôn sung pháp luật,khai sáng lòng thành.Làm việc tận trung mà có ích cho xã hội,dẫu là người không hợp với mình vẫn khen thưởng,vi phạm lệnh làm việc trễ nãi dẫu là người than cũng nghiêm minh xử phạt. Thừa nhận lỗi lầm,cố gắng sửa lỗi,hướng thiện,nếu bào chữa để lấp tội,thì dẫu tội nhẹ vẫn không bỏ qua.Một việc thiện nhỏ cũng được khen,một việc xấu nhỏ cũng bị khiển trách.Công việc hành chánh lấy tinh luyện làm gốc,xem trọng bản chất của sự việc,yêu cầu xác thực từng việc,đối với việc thêu dệt thường công khai trách cứ cho nên khắp trong nước đều sợ uy mà nghe theo,hình pháp mệnh lệnh tuy nghiêm mà không gây ra oán hận. Lấy sự công bằng mà phân định,đáng được gọi là người có tài năng,hiểu được đạo điều hành,có thể so sánh với Quảng Trọng và Tiêu Hà ngày trước.
Gia Cát Lượng tuy đối với binh pháp học và quân sự học có nghiên cứu khá sâu sắc, song ở chiến trường thực tế không phải là siêu việt.Ngoài chiến dịch Tương Dương đại bại,các tình huống khác đều nắm rất vững,những tổn
thất sau hầu hết các cuộc chiến đều không lớn.Chẳng qua Gia Cát Lượng đã lập sách lược ứng dụng chiến thuật kéo dài. Trần Thọ phê bình ông không giỏi kĩ xảo ứng biến cũng có cơ sở.Song với tính cách của Gia Cát Lượng vốn khiêm nhường,cẩn thận hiểu rõ và hết lòng vì đại nghiệp rất đáng được xem là nhân vật kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc.

Gia Cát Lượng không đạt được ý nguyện phục hưng nhà Hán,chẳng phải điều hành nước Thục không hiệu quả, ngoài việc Thục Hán có thực lực yếu,còn phải kể đến việc đối đầu với các đối thủ lớn như Tào Tháo,Tào Phi,Tư Mã Ý,Tôn Quyền, nhưng suy cho cùng cũng là do thời vận không đến.Gia Cát Lượng trong lịch sử chẳng những như Trần Thọ đã nói có nhân cách và thái độ chí công vô tư khiến người người khâm phục, hơn nữa ông luôn khiêm
nhường với mọi người,lắng nghe nhiều ý kiến,với việc bồi dưỡng nhân tài có thể nói là không biết mệt mỏi.

Trong Xuất Sư Biểu,Gia Cát Lượng đặc biệt nhấn mạnh:”Châm chước lợi hại,khích lệ lòng trung thành,bồi dưỡng nhược điểm để mang lại lợi ích rộng lớn” Trong Gia Cát Vũ Hầu Tập,ở thiên “Nạp Ngôn” cũng có viết :”Thu nạp những lời chính đáng,nhiệt tình can gián,sẽ tiếp thu được những mưu kế hay của mọi người”.Ông cũng chủ trương cần dung nạp nhiều ý kiến của thuộc hạ mới tránh được sơ xuất.Trong thiên “Thị thính” lại viết :”Đạo lý điều hành phải nghe nhiều,xem xét những ý kiến của nhiều người,của quần chúng để làm rộng tầm mắt,những lời lẽ của họ giúp ta nghe được nhiều hơn,nên người ta thấy nhiều làm trí,nghe nhiều làm sáng”
Gia Cát Lượng đã thực hiện triệt để các điều đó.Sau khi làm tể tướng,ông đặt biệt thành lập cơ cấu “Tham Thự” trong phủ thừa tướng,nhằm mục đích tập hợp tư tưởng rộng rãi để nghe ý kiến của nhiều người.Rất nhiều người đã rất cảm động là sau khi cuộc Bắc phạt thứ nhất thất bại,Gia Cát Lượng viết bài hịch khuyên tướng sĩ chỉ bảo khuyết điểm của mình,công khai bày tỏ các tưởng sĩ nên nói rõ những khuyết điểm của ông mới là người có lòng trung thành với quốc gia.Ông từng nghe theo đề nghị của Dương Hồng khẩn cấp phái quân chi viện cho Lưu Bị khi Tào Tháo đánh mạnh ở Hán Trung;ông cũng trưng cầu sách lược của Đặng Chi đối với Tôn Quyền;lại làm theo sách lược “công tâm làm đầu” của Mã Tắc,lấy đó làm tinh thần chi đạo cho cuộc chinh phạt Nam Trung.Có thể những quyết định này đã sớm hình thành ở trong ông,song Gia Cát Lượng dứt khoát sẽ
không thành công nếu không nghe góp ý của thuộc hạ.

Trong số ba nước ở thế chân vạc,lực lượng của Thục Hán là nhỏ nhất,song nhân tài lại nhiều và đoàn kết cho nên mới có khả năng tấn công Tào Ngụy.Những nhân tài ưu tú này,đích xác là bởi Gia Cát Lượng luôn cân nhắcsự can gián nên mới giành được.
Nhà cái cách lớn thời Bắc Tống là Vương An Thạch trong bài thơ “Gia Cát Lượng” có viết:”Một lòng giúp Thục phòng Ngô Ngụy.Nếu chẳng chuyên tâm há được hiền.” Một đại nho đời Minh là Lý Nhu bình luận rằng:” Gia Cát Khổng Minh thừa tướng mẫn tiệp quên mình,lại mong cầu được nghe những lời chỉ bảo,những tướng quốc về sau đều không bằng ông ta.”Tư tưởng chính trị của Gia Cát Lượng là sự kết hợp giữa phái Nho gia và Pháp trị. Ông xem trong chế độ,khi định ra điều lệ quản lý,dựa vào lập trường lý tính mỗi người đều có thể làm việc ác,nên pháp lệnh phải được chấp hành một cách nghiêm chỉnh.Trần Thọ khen ông về hình pháp và chính lệnh đều rất nghiêm minh.Song về hiện thực ông rất xem trọng việc lãnh đạo,người ở trên phải lấy mình làm gương mới có thể giáo hóa được nhân dân và binh sĩ.Trong thiên “Trị quốc” ông có nói việc trị quốc giống như đối với sửa sang việc nhà,phải lo sửa gốc,gốc có vững thì ngọn mới thẳng…” Đoạn này thể hiện vai trò quan trọng của pháp luật,là căn bản của việc điều hành.Gia Cát Lượng rất xem trọng giáo hóa tư cách.Giáo hóa tư cách trong lời nói,người chỉ đạo không chỉ nói mà còn phải làm gương,làm gương tốt thì mới khiến chính lệnh được thi hành,đấy chính là tinh thần nho học.Gia Cát Lượng nghiêm khắc yêu cầu tự mình làm tròn bổn phận cẩn thận.Khi xảy ra đại chiến Xích Bích,phụng mệnh Lưu Bị đến
Đông Ngô,Tôn Quyền yêu mến tài năng,có yêu cầu Gia Cát Cẩn nghĩ cách giữ Gia Cát Lượng ở lại Đông Ngô.Song Gia Cát Cẩn nói rằng:”Gia Cát Lượng em trai hạ thần đã gửi thân ở Tây Thục,về nghĩa lý chẳng thể hai lòng,không thể ở lại Đông Ngô cũng như thần chẳng thể theo về nơi khác vậy.”Sau này Gia Cát Cẩn đi sứ sang Thục Hán,Gia Cát Lượng cũng chỉ tiếp đãi người anh cả đã nhiều năm không gặp bằng lễ nghi sứ thần quốc gia,ngoài những lúc gặp gỡ bàn luận chuyện công,hai người không hề tiếp xúc riêng.Vì vậy mà Lưu Bị chẳng những khen Gia Cát Lượng và mình như nước với cá lại còn đem nghiệp lớn ủy thác cho Gia Cát Lượng, chẳng mảy may nghi ngờ.Tin rằng đối với nhân cách của Gia Cát Lượng đã hiểu một cách sâu sắc.Gia Cát Lượng nắm đại quyền,luôn hiểu rõ phải tự kiềm chế mình,sau khi nam chinh trở về,danh tiếng vang khắp khiến phụ tá đại thần Lý Nghiêm rất đỗi nghi ngại.Ông viết thư đề nghị Gia Cát Lượng nhận lễ cửu tích.Gia Cát Lượng đáp:”Ta là một kẻ sĩ thấp hèn tài năng ở phía đông,phụ tá tiên đế,không được việc song lại được lầm ái mộ,ở vị trí là kẻ bầy tôi đứng đầu,bổng lộc thừa hưởng cũng đã nhiều,nay thảo phạt giặc giã chưa xong, biết rằng ân trên chưa báo được,nếu tự xem mình là lớn,thì không hợp với đạo nghĩa mà ta cũng chẳng cảm thấy dễ chịu…”

Chữ Ký Của Zhuge Xiao Yan


Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) Icon_minitimeSun Aug 14, 2011 3:35 pm

kinhhongtientu
kinhhongtientu
Ban Quản Trị

Ban Quản Trị

http://www.yufeihong.forum-viet.com
Tổng số bài gửi : 1823
Số lần được thanks : 140
Birthday : 26/08/1993
Join date : 30/05/2010
Age : 30
Đến từ : DAN
Giới tính : Nữ

Bài gửiTiêu đề: Re: Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234)

 
tuy rằng ko phải là người dân TQ... nhưng thấy được tình cảnh như vầy cũng thấy xói thay cho GCLGia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) 832406 Thôi đành biết sao được... Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) 908452 mà nếu ko có mấy ổng vẻ ra mấy câu chuyện tầm phào thì cũng đâu có mấy bộ film tầm phào... cho ta xem... ko xem thì đâu có biết đến mấy danh nhân thời ấy... đâu tìm hiểu để rồi khâm phục họ...Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) 825913 đúng ko nè...

Chữ Ký Của kinhhongtientu


Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) Icon_minitimeSun Aug 14, 2011 6:05 pm

Zhuge Xiao Yan
Zhuge Xiao Yan
Trợ Lý Biên Kịch

Trợ Lý Biên Kịch

Tổng số bài gửi : 385
Số lần được thanks : 15
Birthday : 21/08/1991
Join date : 24/07/2011
Age : 32
Đến từ : The Shu
Job/hobbies : Student
Giới tính : Nữ

Bài gửiTiêu đề: Re: Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234)

 
Nếu có thể nghiên cứu một cách chính xác thì chắc chẳng ai ghét người đc. Haizzzz ..mình xem thấy xót quá, dù là hậu sinh, nhưng vẫn cảm thấy bất công... Mấy ông già xuyên tạc này thì chửi rồi thôi, mình cũng thông cảm, cũng vì tiền cả mà. Mình vẫn chưa tìm ra đc tên của ông đạo diễn phim này, chẳng bik lúc đó ổng bao nhiu tuổi mà làm phim hồ đồ nhăng nhít như thế, phim này nổi tiếng chỉ là nhờ dv vip,cái gì mà phim kiếm thuật lịch sử chứ, Koumei sama đâu có bik võ đâu mà wuynh lộn Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) 832406 ko có kiến thức mà cũng bày đặt chế, chế như QCVT còn xem đc, ít ra vẫn giữ đc nguyên bản lịch sử thời TQ.
p/s: Fic của mình ... Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) 900924

Chữ Ký Của Zhuge Xiao Yan


Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) Icon_minitimeMon Aug 15, 2011 3:28 pm

NGUYENTHINHUY
NGUYENTHINHUY
Điều Hành Viên Chuyên Nghiệp

Điều Hành Viên Chuyên Nghiệp

https://yufeihong.forum-viet.com
Tổng số bài gửi : 1523
Số lần được thanks : 110
Birthday : 26/08/1993
Join date : 14/06/2010
Age : 30
Đến từ : DAN
Giới tính : Nữ

Bài gửiTiêu đề: Re: Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234)

 
chế được như QCVT ko phải dễ đâu.. muốn chế 1 bộ film hay như thế chắt là ko ít công phu đâuGia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) 955947 ... à mà fic của bạn sao rồi... đứng rồi àGia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) 832406

Chữ Ký Của NGUYENTHINHUY


Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) Icon_minitimeTue Aug 16, 2011 7:44 am

Zhuge Xiao Yan
Zhuge Xiao Yan
Trợ Lý Biên Kịch

Trợ Lý Biên Kịch

Tổng số bài gửi : 385
Số lần được thanks : 15
Birthday : 21/08/1991
Join date : 24/07/2011
Age : 32
Đến từ : The Shu
Job/hobbies : Student
Giới tính : Nữ

Bài gửiTiêu đề: Re: Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234)

 
NGUYENTHINHUY đã viết:
chế được như QCVT ko phải dễ đâu.. muốn chế 1 bộ film hay như thế chắt là ko ít công phu đâuGia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) 955947 ... à mà fic của bạn sao rồi... đứng rồi àGia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) 832406

Uk...dàn dv chuẩn,nhạc nền hay,opening song vs ending song cũng hay nốt Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) 989944
fic của mình đang bị nhầm vài chỗ, sau khi làm sub cho mẹ thì mất hết ý tưởng, đang từ từ chỉnh sửa ..hixxx...sắp tới đi học rồi ko bik còn tg làm ko Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) 22850

Chữ Ký Của Zhuge Xiao Yan


Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) Icon_minitimeTue Aug 16, 2011 9:37 am

Zhuge Xiao Yan
Zhuge Xiao Yan
Trợ Lý Biên Kịch

Trợ Lý Biên Kịch

Tổng số bài gửi : 385
Số lần được thanks : 15
Birthday : 21/08/1991
Join date : 24/07/2011
Age : 32
Đến từ : The Shu
Job/hobbies : Student
Giới tính : Nữ

Bài gửiTiêu đề: Re: Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234)

 
hixx.. mình mới search trên mạng về thông tin phim GCL & HNA, sao lúc đầu bảo là Hồ Ca thủ vai GCL, bi h lại là do Tiêu Thẩm Dương diễn, tựa phim lại là Sư tử hà đông 2 Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) 820187 Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) 820187 Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) 820187

Chữ Ký Của Zhuge Xiao Yan


Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234) Icon_minitime

Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234)

 

Chữ Ký Của Sponsored content


 

Gia Cát Lượng - 诸葛亮 (181–234)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 2 trangChuyển đến trang : 1, 2  Next

Chuyển đến trang : 1, 2  Next

Copy link này gửi cho bạn bè nha!

Free forum | Nghệ thuật | Mangas | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất